Giới thiệu

Hội đồng khoa học CRV

CRV tập hợp được đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học là các chuyên gia hàng đầu đên từ các lĩnh vực khác nhau và công tác lâu năm trong các cơ quan ban ngành, tổ chức kinh tế:

Giới thiệu tổng quan về CRV

Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (CRV) được thành lập từ ngày 05/12/2006, đang phấn đấu trở thành nhà cung cấp tốt nhất các đánh giá tín nhiệm độc lập, đánh giá rủi ro, nghiên cứu ứng dụng, các dịch vụ đào tạo và tư vấn doanh nghiệp tại Việt Nam.

Page 1 of 1First   Previous   Next   Last   
B3
crvindex
Edu
Tin tức

Tái cấu trúc Doanh nghiệp

Gửi lúc 21/03/2013 12:06:56 CH     

Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp - Trợ giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng

I. BỐI CẢNH

·        Hội nhập kinh tế

·        Suy thoái kinh tế

·        Môi trường kinh doanh bất lợi, rủi ro kinh doanh

·        Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thất bại cao

·        Tỷ lệ nợ xấu cao

·        Khả năng thu hồi vốn của ngân hàng gặp khó khăn.

II. NGUYÊN NHÂN

·        Rủi ro kinh doanh = Rủi ro chiến lược + Rủi ro tác nghiệp + Rủi ro tài chính

·        Năng lực tài chính của doanh nghiệp hạn chế

·        Năng lực quản lý/điều hành doanh nghiệp của đội ngũ quản lý hạn chế

·        Khả năng quản lý/giám sát hoạt động doanh nghiệp của ngân hành/chủ đầu tư hạn chế.

III. MỤC TIÊU

·        Cải thiện vị thế thị trường và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

·        Cải thiện tình trạng tài chính hiện nay và khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho ngân hàng/chủ đầu tư

·        Đảm bảo tính bền vững của sự phát triển thông qua việc nâng cao năng lực quản lý/điều hành của đội ngũ quản lý doanh nghiệp và khả năng kiểm soát của ngân hàng đối với hoạt động của doanh nghiệp.

IV. CÁCH TIẾP CẬN

·        Giảm thiểu rủi ro kinh doanh:

·        Giảm thiểu rủi ro chiến lược và nâng cao năng lực quản lý chiến lược cho doanh nghiệp

·        Giảm thiểu rủi ro tác nghiệp và nâng cao năng lực quản lý tác nghiệp cho doanh nghiệp

·        Giảm thiểu rủi ro tài chính và nâng cao năng lực quản lý tài chính cho doanh nghiệp.

·        Nâng cao năng lực quản trị, điều hành cho doanh nghiệp về:

·        Lập kế hoạch thị trường, quản lý chiến lược và quản lý khách hàng

·        Điều hành sản xuất, quản trị tác nghiệp và quản lý quá trình nội bộ

·        Tổ chức, quản trị nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực

·        Tài chính và quản trị tài chính.

V. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

1. NỘI DUNG 1: Giảm thiểu rủi ro chiến lược và nâng cao năng lực quản lý chiến lược cho doanh nghiệp

·        Tiến hành phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:

 Trên các PHƯƠNG DIỆN:

·        Đặc trưng môi trường vĩ mô và động thái

·        Tình trạng cạnh tranh

·        Đặc điểm về thị trường, khách hàng

·        Đặc điểm về nguồn cung

Theo các TIÊU CHÍ:

·        Động thái của hệ thống kinh tế-chính trị-tự nhiên-văn hóa-xã hội

·        Xu thế, cơ hội và nguy cơ

·        Các rào cản thị trường

·        Các áp lực thị trường về nguồn cung và từ phía khách hàng

·        Sức hấp dẫn của ngành

·        Rà soát/thẩm định lại mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp:

·        Đánh giá xu hướng phát triển, xác định các cơ hội phát triển tiềm năng

·        Thẩm định lại mục tiêu kinh doanh

·        Đề xuất những giải pháp cải thiện/điều chỉnh cần thiết về chiến lược:

·        Định hướng chiến lược: thị trường, sản xuất

·        Đề ra các mục tiêu phát triển và mục tiêu chiến lược chức năng

·        Hoàn thiện phương pháp và bộ công cụ phân tích và lập kế hoạch thị trường

·        Huấn luyện/chuyển giao cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao năng lực quản trị chiến lược, phát triển kỹ năng phân tích, lập kế hoạch và triển khai chiến lược kinh doanh.

2. NỘI DUNG 2: Giảm thiểu rủi ro tác nghiệp và nâng cao năng lực quản lý tác nghiệp cho doanh nghiệp

·        Định hướng về chiến lược chức năng trên các lĩnh vực:

·        Marketing

·        Sản phẩm

·        Cạnh tranh

·        Quản trị, điều hành

·        Triển khai việc nghiên cứu phân tích các nhân tố chủ yếu trong quá trình hoạt động sản xuất/kinh doanh của doanh nghiệp, như:

·        Hoạt động marketing và bán hàng

·        Hoạt động thông tin và truyền thông (PR, communication)

·        Hoạt động sản xuất tác nghiệp

·        Quản lý công nghệ và R&D

·        Quản lý nguồn nhân lực

·        Quản lý tài chính

·        Đánh giá tác động của các nhân tố đến năng lực hoạt động của doanh nghiệp:

Trên các MẶT:

·        Năng lực thỏa mãn khách hàng

·        Năng lực thỏa mãn người lao động

·        Bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng

·        Tính hoàn thiện của quá trình nội bộ

·        Năng lực quản lý tài chính

·        Chất lượng nguồn nhân lực

Thông qua các TIÊU CHÍ:

·        Tình trạng cải thiện lợi nhuận

·        Hiệu quả hoạt động tác nghiệp

·        Xây dựng quan hệ với khách hàng và đối tác

·        Doanh số

·        Năng suất và chất lượng sản phẩm

·        Chất lượng môi trường làm việc

·        Tác động môi trường

·        Mối quan hệ với cộng đồng

·        Năng lực sáng tạo

·        Năng lực và trình độ nguồn nhân lực

·        Hoàn thiện phương pháp và bộ công cụ phân tích hoạt động/quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

·        Huấn luyện/chuyển giao cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao năng lực quản trị tác nghiệp và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3. NỘI DUNG 3: Giảm thiểu rủi ro tài chính và nâng cao năng lực quản lý tài chính cho doanh nghiệp và cho chủ đầu tư/ngân hàng

·        Rủi ro tài chính bắt nguồn từ rủi ro chiến lược và rủi ro tác nghiệp. Rủi ro tài chính sẽ giảm xuống khi rủi ro chiến lược và rủi ro quản trị tác nghiệp giảm xuống. Đó là do:

·        Từ phía DOANH NGHIỆP, việc nâng cao năng lực về quản trị chiến lược và điều hành/tác nghiệp:

·        Sẽ cải thiện nguồn thu, dòng tiền, khả năng lợi nhuận

·        Nâng cao khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp

·        Quản lý tài chính doanh nghiệp có hiệu quả;

·        Đối với CHỦ ĐẦU TƯ/NGÂN HÀNG, năng lực quản lý vốn và giám sát việc sử dụng vốn đầu tư có thể thuận lợi hơn, hiệu quả, ít rủi ro hơn:

·        Thông qua thông tin về tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính được cập nhật thường xuyên,

·        Khả năng can thiệp kịp thời để trợ giúp doanh nghiệp qua việc đầu tư và quản lý danh mục đầu tư.

VI. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI

So với cách làm truyền thống, phương pháp tổ chức triển khai của đề án có điểm rất khác biệt. Yếu tố đặc biệt của đề án là nhân tố NHÓM DỰ ÁN, (xem sơ đồ).

 

 

VAI TRÒ quan trọng của “nhóm dự án” thể hiện ở những điểm sau:

·        Là ĐẠI DIỆN cho chủ đầu tư/NGUỒN CUNG CẤP VỐN

·        Để QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ và

·        TRỢ GIÚP TRỰC TIẾP cho doanh nghiệp/người SỬ DỤNG VỐN

CƠ CẤU/thành phần của “nhóm dự án”:

·        Nhóm dự án được điều hành bởi một “Hội đồng điều hành” (BOD - Board Of Directors) bao gồm những thành viên có kinh nghiệm, năng lực ra quyết định và khả năng chịu trách nhiệm về các lĩnh vực chuyên môn nhất định liên quan đến việc ra quyết định và chỉ đạo điều hành các hoạt động chuyên môn của doanh nghiệp. Thành phần của BOD bao gồm:

·        Các cá nhân là chuyên giađại diện công ty/tổ chức tư vấn chuyên môn có trình độ và năng lực cao trong các lĩnh vực chuyên môn/chức năng liên quan, cần thiết, phù hợp được chọn mời tham gia BOD, với cương vị “giám đốc chức năng” tùy theo chuyên môn;

·        Đại diện của tổ chức tài chính/ngân hàng/nhà đầu tư là một thành viên chính thức trong “Hội đồng điều hành” BOD, vừa là “giám sát viên”, vừa là “giám đốc tài chính”;

·        Chủ doanh nghiệp là một thành viên chính thức của “Hội đồng điều hành” BOD, đóng vai trò “giám đốc điều hành”;

·        Một nhà quản lý chuyên nghiệp được tuyển chọn và cử làm đại diện cho chủ đầu tư (ngân hàng) và các “giám đốc chức năng” (thành viên còn lại) để nhận chỉ đạo/hướng dẫn trực tiếp từ BOD và các thành viên để trực tiếp triển khai trong doanh nghiệp, với cương vị là “đồng giám đốc điều hành” (acting director hoặc co-executive director). Vai trò và quyền lực của “đồng giám đốc điều hành” được xác định thông qua số vốn chủ đầu tư mà họ đại diện.

ƯU THẾ của “nhóm dự án” thể hiện ở những điểm sau:

·        Về cơ cấu tổ chức: Là tổ chức quản lý mang tính chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao;

·        So với cơ quan tài chính/ngân hàng và doanh nghiệp: Có kiến thức sâu và nhiều kinh nghiệm trên các lĩnh vực/khía cạnh chuyên môn khác nhau trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh;

·        So với sử dụng công ty tư vấn chuyên nghiệp: Tham gia trực tiếp vào việc điều hành có thời hạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

·        Về ràng buộc và trách nhiệm: Lợi ích gắn với kết quả đạt được từ việc cải thiện tính trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả về mặt tài chính của doanh nghiệp;

·        Về quản lý: (1) Chất lượng ra quyết định cao do được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn cao; (2) Hiệu quả quản lý cao do các quyết định được thực thi trực tiếp; (3) An toàn và hiệu quả vốn đầu tư cao do trực tiếp giám sát và kế hoạch giải ngân sát thực tế; (4) Hiệu quả chuyển giao kiến thức và bồi dưỡng năng lực quản lý cao do gắn trực tiếp với thực hành; (5) Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, lợi nhuận tăng từ hệ quả của sự đồng bộ hóa trong việc quản lý.

VII. TÀI CHÍNH

Những nguyên tắc cơ bản chi phối các phương án tài chính dự án là “cùng chịu trách nhiệm cùng chia sẻ gánh nặng và lợi ích thu được”.

Việc tài trợ cho dự án được tính trên cơ sở giá trị gia tăng thu được từ việc cải thiện tình trạng tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Có nhiều phương án khác nhau có thể áp dụng, tùy từng trường hợp cụ thể, với những cam kết về trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi công bằng giữa các bên.

 

 

                                                                                                            PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân

 

                                                -------------------------***-------------------------


 ( 3,0 / 0 )